Thủ tục nghiệm thu về PCCC doanh nghiệp

Mục Lục
Thủ tục nghiệm thu về PCCC đối với doanh nghiệp, các dự án công trình và phương tiện giao thông đặc biệt phải đảm bảo về an toàn PCCC quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ.
Quy trình thực hiện
B1: Các cá nhân và tổ chức chuẩn bị hồ sơ nghiệm thu về PCCC theo quy định pháp luật
B2: Tổ chức, cá nhận tổ chức nộp văn bản thông báo và hồ sơ nghiệm thu về PCCC cho cục PCCC cứu nạn và cứu hộ. Trường hợp ủy quyền cho cá nhân hay một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo. Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ của văn bản thông báo và hồ sơ nghiệm thu gửi kèm
Thời gian tiếp nhận: Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày tết, lễ).
B3: Trong hời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản thông báo của chủ đầu tư. Cục PCCC cứu nạn cứu hộ phải tổ chức nghiệm thu về an toàn PCCC gồm: kiểm tra hồ sơ và kiểm tra nghiệm thu thực tế tại công trình.
B4: Sau 7 ngày làm việc kể từ ngày thông qua biên bản kiểm tra nghiệm thu, các cá nhân tổ chức đến nơi nộp văn bản thông báo nghiệm thu để nhận kết quả
Cách thức thực hiện
Tiến hành nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy tại công trình và làm thủ tục nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy tại Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Thành phần số lượng hồ sơ
* Thành phần theo quy định tại khoản b Điều 17 của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP của Chính Phủ:
- Bản sao giấy chứng nhận kiểm duyệt thiết kế về PCCC của cơ quan PCCC
- Bản sao giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC đã lắp đặt trong các công trình, phương tiện giao thông cơ giới
- Các biên bản thử nghiệm, nghiệm thu từng phần và nghiệm thu tổng thể các hạng mục, hệ thống PCCC
- Các bản vẽ hoàn công hệ thống PCCC và các h ạng mục liên quan đến PCCC phù hợp với hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt
- Tài liệu và quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống PCCC tại công trình
- Văn bản nghiệm thu hoàn thành hệ thống, thiết bị có liên quan về PCCC
* Số lượng: 01 (một) bộ.
Thời hạn giải quyết
Sau 7 ngày làm việc kể từ ngày thông qua biên bản kiểm tra nghiệm thu, cơ quan PCCC có trách nhiệm xem xét, nếu như đạt các yêu cầu thì ra văn bản nghiệm thu về PCCC
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Các chủ đầu tư của dự án công trình cũng như các chủ phương tiện giao thông cơ giới phải có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn PCCC do cục PCCC cứu hộ cứu nạn thẩm duyệt.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy, hoặc văn bản kiến nghị khắc phục các tồn tại về PCCC.
Lệ phí
Không
Yêu cầu và điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
Các văn bản tài liệu trong hồ sơ nêu trên phải có dấu xác nhận của chủ đầu tư, chủ phương tiện, nhà thầu và các đơn vị tư vấn thiết kế. Nếu hồ sơ thể hiện bằng tiếng Anh thì phải phiên dịch ra tiếng Việt.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật PCCC năm 2001 và bổ sung một số điều luật mới trong năm 2013
- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, ngày 31/7/2014 của chính phủ quy định một số điều luật PCCC và luật sửa đổi bổ sung một số điều luật mới.
- Thông tư số 66/2014/TT-BCA, ngày 16/12/2014 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ.
NDC là doanh nghiệp đã thực hiện rất nhiều dự án có giá trị và quy mô lớn và được đánh giá rất cao về chất lượng, thiết bị hiện đại. Với phương châm “Lấy uy tín làm nên thương hiệu” Nguyễn Đức Cường sẽ bảo đảm an toàn cho các doanh nghiệp cũng như hộ gia đình an toàn về PCCC nhất.